Mô tả
ỨNG DỤNG BĂNG TẢI NÂNG HẠ
Sử dụng băng tải nâng hạ là giải pháp giúp vận chuyển sản phẩm, hàng hóa có khối lượng lớn lên cao mà các thiết bị khác không thể đáp ứng được trong nhà xưởng với chi phí đầu tư thấp nhất. Đóng góp vào việc giải quyết bài toán khó khăn trong kho vận tốn rất nhiều nhân lực và công sức của nhiều doanh nghiệp.
- Ứng dụng được dùng nhiều nhất của băng tải nâng hạ chín là nâng hàng lên xe tải, xe container, hoặc chuyển hàng lên vị trí cao trong các nhà máy, xí nghiệp hay kho bãi…
- Băng chuyền được thiết kế để có thể hoạt động nâng hạ 2 chiều: chuyển hàng từ trên thùng xe container, xe tải xuống kho hoặc từ chuyển hàng từ dưới kho, xưởng sản xuất lên xe.
- Nó còn được sử dụng trong vận chuyển các bao bì nguyên liệu, kiện hàng thành phẩm chồng cao lên nhau mà sức người khó có thể hoàn thành tốt.
- Băng tải có thể di động linh hoạt trong nhà xưởng nhờ các bánh xe, và đứng vững 1 vị trí khi khóa phanh các bánh xe lại.
- Băng tải nâng hạ có thể hoạt động một cách độc lập hoặc kết hợp với nhiều thiết bị, máy móc vận chuyển khác và tạo ra một dây chuyền vận chuyển hiệu suất cao.
Từ những lợi thế đó, băng chuyền nâng hạ sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn tối đa hóa được nguồn nhân lực, tự động hóa dây chuyền sản xuất và cắt giảm chi phí vận hành. Nhờ đó mà thời gian thu hồi vốn đầu tư cũng như mở rộng kinh doanh nhanh hơn rất nhiều.
Cấu Tạo Của Băng Tải Nâng Hạ
- Hệ thống khung của băng tải thường xuyên phải nâng lên hạ xuống, kết hợp với trọng lượng của hàng hóa vận chuyển nên khung băng tải nâng hạ phải đảm bảo được 2 yếu tốt: cứng vững và nhẹ. Điều này được ATT đưa ra giải pháp sử dụng khung thép sơn tĩnh điện có gia cố chịu lực làm khung tải. Nó giảm thiếu được độ lệch của băng tải, cứng và có khả năng đáp ứng tải trọng lớn.
- Chiều cao của băng tải có thể nâng hạ tùy biến. Góc rộng tối đa mà băng tải nâng hạ mở được phụ thuộc nhiều vào kích thước của băng tải, thường là 45°. Góc nâng hiệu quả nhất là từ 0 – 30°
- Hệ thống nâng hạ: cơ cấu nâng hạ thường sử dụng ben thủy lực, tời nâng hạ hay vít me của các hãng uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Bề mặt dây đai băng tải phụ thuộc vào tải trọng và loại hàng hóa mà chúng ta vận chuyển: nó thường được làm bằng day đai nhám, có gân để tăng độ ma sát, bám dính của sản phẩm khi được nâng lên cao. Đôi khi, với sản phẩm có tải trọng lớn, bề mặt có ma sát cao thì có thể sử dụng dây belt trơn để tiết kiệm chi phí.
- Con lăn chủ động và con lăn bị động thường được sản xuất bằng ống thép đúc, đảm bảo được độ đồng tâm, giảm độ rung trong quá trình nó hoạt động.
- Con lăn đỡ đai: Chế tạo bằng ống thép mạ kẽm có độ chính xác cao, đảm bảo các con lăn có độ rung và tiếng ồn, hệ số ma sát thấp. Kết cấu con lăn kín, không thấm nước
- Nếu hàng hóa cần vận chuyển nhẹ, thì có thể thay thế con lăn đỡ đai bằng mặt inox hoặc thép mạ kẽm để giảm thiểu chi phí đầu tư.
- Hệ thống điện: Băng tải thường được chuyển động bằng động cơ 3 pha, sử dụng biến tần điều khiển. Ngoài ra, băng chuyền nâng hạ còn phải có các cơ cấu an toàn, nút nhân dừng khẩn cấp để đề phòng xảy ra sự cố, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nâng hạ.
Ưu điểm của băng tải nâng hạ
-
- Băng tải nâng hạ có thể chuyển hàng hóa có khối lượng và kích thước khác nhau, thường thì khối lượng một sản phẩm đặt lên là 50 kg.
- Tiết kiệm điện năng: sử dụng các thiết bị điện, khí cụ điện chất lượng của các hãng Hàn Quốc, Nhật Bản nên tiêu thụ điện năng thấp.
- Băng chuyền nâng hạ có kết cấu vững chắc, linh động và dễ dàng bảo dưỡng
- Băng tải có khả năng hoạt động với năng suất cao, liên tục, tuổi thọ cao từ đó giúp nhanh thu hồi vốn đầu tư.
- Được sử dụng phổ biến để vận chuyển vật liệu dạng hạt, thùng, pallet,… trong các ngành sản xuất, đóng gói hay logistics.
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ MÔI TRƯỜNG AN THÁI THỊNH
- Trụ sở: 62/16K, Ấp 3, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Hồ Chí Minh
- Hotline:0707.695.392
- Email:anthaithinh.att@gmail.com
- Mã số thuế: 0315191975