Xử lý nước thải resort – khu du lịch

I. Nguồn gốc phát sinh và mục đích xử lý nước thải Resort khu du lịch

1. Nguồn phát sinh nước thải tại Resort khu du lịch

Nước thải Resort khu du lịch cần xử lý phát sinh từ các hoạt động sử dụng nước trong sinh hoạt của nhân viên, khách lưu trú cùng với lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tại khu du lịch. Như hoạt động ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, hoạt động nấu ăn từ khu bếp của Resort,…

2. Mục đích của quá trình xử lý nước thải Resort khu du lịch

Mục đích xử lý nước thải Resort khu du lịch là loại bỏ hợp chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải. Những chất này có thể tồn tại ở các dạng khác nhau. Tùy theo tính chất mà chúng có thể chia làm các loại. Có thể phân hủy được bằng phương pháp sinh học và không thể phân hủy được bằng phương pháp sinh học. chất tan và chất rắn lơ lửng…

  • Tuân thủ theo Quy định của Nhà Nước
  • Theo Khoản 19 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
  • Điều 37 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

Quy định về công tác thu gom, xử lý nước thải theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:

  • Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo QCVN 14/2008-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải sinh hoạt.
Xử lý nước thải khu du lịch

II. Công nghệ xử lý nước thải Resort khu du lịch

1. Thành phần tính chất nước thải trước xử lý

Nước thải sinh hoạt là hệ đa phân tán thô bao gồm nước và các chất bẩn, sinh ra từ các hoạt động của con người như vệ sinh, tắm giặt, nấu nướng từ chế biến thực phẩm của Cư dân,… Các chất bẩn này với thành phần hữu cơ và vô cơ, tồn tại dưới dạng cặn lắng, các chất rắn không lắng được,
chất không tan và các chất hòa tan. Nước thải này có một số đặc tính cơ bản như sau:

Bảng 1. Thành phần nước thải đặc trưng nước thải sinh hoạt

STTChỉ tiêuĐơn vịKết quả
01pH6.5 – 8.5
02CODmg O2/l650 – 700
03BOD5(200C)mg O2/l550 – 600
04Chất rắn lơ lửngmg/l300 – 400
05Tổng hàm lượng dầu mỡmg/l80 – 90
06Tổng ColiformMPN/100ml5.000 – 10.000
Nguồn số liệu: Phòng thí nghiệm An Thái Thịnh 2020

Bảng 2. QCVN 14:2008, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

STTChỉ tiêuĐơn VịCột ACột B
01pH5.0 – 9.05.0 – 9.0
02BOD5(200C)mg/l3050
03Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)mg/l50100
04Amoni (tính theo N)mg/l0510
05Tổng dầu mỡmg/l1020
06Phosphat (tính theo P)mg/l0610
07Tổng ColiformMPN/100ml3.0005.000
Nguồn số liệu: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

2. Công nghệ xử lý nước thải Resort khu du lịch

Nghiên cứu đặc tính, thành phần nước thải sinh hoạt thông qua các dự án Chúng tôi thực hiện, các dự án có quy mô tương tự là tiêu chí hết sức cần thiết để An Thái Thịnh áp dụng các công nghệ tương tự cho quý công ty.

Nước thải sinh hoạt được thu gom tách rác trước khi đưa qua tách dầu mỡ tại Bể Tách Dầu Mỡ và tập trung về Bể Điều Hòa, sau đó được bơm qua Sinh Học Thiếu Khí Anoxic rồi theo cao trình tự chảy qua bể Bể Sinh Học Hiếu Khí Với Giá Thể Dính Bám Di Động (MBBR), trước khi dẫnnước thải sang Bể Lắng Sinh Học, lượng bùn phát sinh trong quá trình xử lý được bơm tuần hoàn trở về Sinh Học Thiếu Khí Anoxic.

Sau khi lắng trọng lực ở Bể Lắng Sinh Học, nước thải theo cao trình tự chảy vể Bể Lưu Trữ Trung Gian trước khi được làm sạch triệt hơn bằng quá trình lọc hấp phụ tại Bể Lọc Hấp Phụ, trước khi được tiếp xúc và phản ứng với các tác nhân oxy hóa mạnh nhằm loại bỏ các mầm bệnh tồn tại trong nước thải ở Bể Tiếp Xúc Khử Trùng.

Nguồn nước thải qua hệ thống xử lý lúc này hoàn toàn sạch và đảm bảo đạt Quy Chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải Resort khu du lịch

4. Thuyết minh quy trình công nghệ

Nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của Khu du lịch, Resort được thu gom tập trung vào các hố ga. Từ đây, nước thải theo hệ thống thoát nước chung dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung. Tại trạm xử lý tập trung, nước thải qua các công đoạn sau:

Nước thải từ hệ thống thoát nước tự chảy vào Bể Thu Gom. Trong thu gom có lắp đặt Thiết bị tách rác nhằm giữ lại các chất rắn (túi nilon, găng tay,…); tránh các sự cố nghẹt bơm, gãy cánh bơm. Rác thải thu gom được thải bỏ cùng với chất thải dầu, mỡ. Nước thải từ bể thu gom được bơm vào Bể Tách Dầu Mỡ bằng các bơm chìm. Tại đây, các váng dầu mỡ nổi trên mặt nước sẽ được loại bỏ bằng phương pháp cơ học. Dầu, mỡ phải được vớt hàng ngày, và cặn dầu, mỡ sau thu gom sẽ được thải bỏ theo quy định.

Nước thải sau khi qua bể tách dầu mỡ sẽ được dẫn vào Bể Điều Hòa. Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau. Để tránh lắng cặn, giảm mùi hôi trong bể điều hòa lắp đặt hệ thống thổi khí. Đồng thời, nước thải còn được ổn định pH bằng phương pháp điều chỉnh acide hoặc bazơ hoàn toàn tự động. Tại đây, nước thải được các bơm chìm bơm với lưu lượng và nồng độ ổn định vào công trình xử lý sinh học đầu tiên là Bể Sinh Học Thiếu Khí Anoxic.

Tại Bể anoxic, NO3- trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni ở trong bể hiếu khí, được bơm tuần hoàn về bể anoxic, cùng với bùn hoạt tính, và nước thải nạp vào, với điều kiện thiếu oxy (anoxic), quá trình khử NO3- thành N2 tự do được thực hiện, và N2 tự do sẽ thoát ra ngoài không khí. Hàm lượng N tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép.

Quá trình chuyển hóa N hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nitơ tự do được chia thành 02 giai đoạn:

  1. Quá trình Nitrification: NH4+ + 2O2 —> NO3+ 2H+ + H2O
  2. Quá trình Denitrification: NH4+O2—> NO2O2—> NO3O2—> N2

Quá trình này xảy ra khi vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ trong điều kiện thiếu oxy, lúc này vi sinh khử N sẽ lấy oxy trong các oxit nitơ để thực hiện quá trình phân hủy chất hữu cơ. Kết quả là NO3 sẽ bị khử thành N2 tự do, và giải phóng ra ngoài không khí, hàm lượng tổng N trong nước thải sẽ giảm.
Quá trình khử P sẽ được xử lý đồng thời với quá trình khử N, hydrocarbon, và chúng sẽ bị loại bỏ theo bùn dư.

Bản thân nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng các chất hữu cơ, thành phần đạm cao. Chính vì thế, phần lớn các chất ô nhiễm có nguồn gốc hữu cơ được xử lý hầu hết tại Bể sinh học hiếu khí MBBR. Tại đây, sẽ xảy ra quá trình xử lý các chất bẩn hữu cơ trong nước thải nhờ các vi sinh lơ lửng – quá trình bùn hoạt tính và quá trình nitrification. Quá trình xử lý bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá thể lơ lững, và các giá thể lơ lững này có thể chuyển động liên tục và tự do trong bể, tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động vi sinh vật nhờ sự tiếp xúc với oxy và các chất dinh dưỡng.

Nhờ oxy cung cấp từ máy thổi khí và hệ thống phân phối khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành CO2, H2O,… một phần được chuyển hóa làm phát triển thành sinh khối – Biomass và oxy hoá N hữu cơ thành NO3. Mặt khác, quá trình hiếu khí còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật tích lũy phospho, đóng vai trò quan trọng cho quá trình xử lý phospho.

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải nhờ hoạt động của vi sinh vật hiếu khí diễn ra theo ba giai đoạn:

Oxy hóa các chất hữu cơ: CxHyOz  +  O2   ——-Enzyme—–>  CO2  +  H2O  +  H

Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz  +  NH3  +  O2 ——-Enzyme—–>Tế bào vi khuẩn  +  CO2  +  H2O  +  C5H7NO2  –  H

Phản ứng nội bào: C5H7NO2  +  5O2   ——-Enzyme—–>    5CO2  +  2 H2O  +  NH3­  ±  H

Hình 1. Mô tả một loại giá thể vi sinh có lớp màng sinh học dính bám

Nước thải sau khi ra khỏi bể MBBR sẽ chảy tràn qua Bể Lắng Sinh Học.Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ bể hiếu khí. Phần bùn sau khi lắng được thu gom vào hố thu bùn trước khi được các bơm bùn bơm bùn tuần hoàn về bể anoxic nhằm duy trì nồng độ vi sinh cho vi sinh vật hoạt động trong các bể sinh học. Phần bùn dư sẽ được bơm về Bể Lưu Trữ Bùn nhằm làm giảm độ ẩm của bùn. Phần bùn sau khi nén tại bể lưu trữ bùn được bơm đến Nhà máy xử lý làm phân bón hữu cơ vi sinh, phần nước tách pha được dẫn về bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Phần nước trong sau khi qua bể lắng theo máng tràn sẽ tự chảy xuống Bể Trung Gian để ổn định lưu lượng. Nước thải từ bể trung gian được bơm cao áp bơm vào Bể Lọc Hấp Phụ Áp Lực. Qua cơ chế lọc áp lực phần cặn lơ lửng còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để.

Phần nước trong sau khi lọc sẽ tự chảy xuống Bể Tiếp Xúc Khử Trùng, hóa chất khử trùng được bơm hóa chất bơm đồng thời vào bể để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A và được dẫn qua Trạm Quan Trắc Tự Động trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.

Công tác xử lý nước thải gây ra hiện tượng phát sinh mùi hôi thối,… Nguồn gốc phát sinh mùi hôi thối đó với nguyên nhân và kết quả từ sự phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ tồn tại hiển nhiên trong nước thải, thông qua việc chuyển hóa từ các vi sinh vật giúp làm giảm các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải và sinh ra mùi. Chính vì thế việc kiểm soát việc phát sinh mùi hôi được hiểu quả hơn bằng Hệ Tháp Khử Mùi.

Hệ thống xử lý nước thải resort khu du lịch
Hệ thống xử lý nước thải Resort

công ty môi trường

“Trao cho bạn niềm tin & sự an toàn thân thiện”


CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ MÔI TRƯỜNG AN THÁI THỊNH


Ý kiến của bạn