Xử lý nước thải giặt là

1. Nguồn phát sinh nước thải giặt là

Nước thải giặt là cần xử lý phát sinh từ các hoạt động giặt, ủi làm sạch quần áo, đồ dùng thiết yếu hàng ngày từ cá nhân, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,…

Quy mô hoạt động của các cơ sơ doanh nghiệp giặt là có thể được chia thành 02 mô hình:

  • Mô hình hoạt động cá nhân công suất nhỏ như tiệm giặt ủi,…
  • Mô hình hoạt động công nghiệp như công ty chuyên giặt là với khách hàng là nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,… với các mặt hàng cần àm sạch đa dạng như khăn trải bàn, thảm sàn, quần áo,…
hệ thống xử lý nước thải giặt là
Hình 1. Hệ thống xử lý nước thải giặt là

2. Thành phần tính chất nước thải giặt là

Đặc tính nước thải phụ thuộc sản phẩm cần làm sạch, hình thức kinh doanh của từng đơn vị khách hàng. Tuy nhiên, nước thải này thường chứa: Các chất hữu cơ (xà phòng, chất tẩy rửa, clo và dung môi thơm và, chất béo, dầu mỡ) và các chất vô cơ (kim loại nặng, cát và bụi đất, ion kim loại, chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt, chất tẩy, phẩm màu), với các hàm lượng khác nhau, gây khó khăn cho việc xử lý. 

       Chúng thường có nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD) và tổng chất rắn lơ lửng (TSS) cao. Các giá trị tiêu biểu nằm trong khoảng như sau:

STTChỉ tiêuĐơn vịKết quảQCVN 40-2011
Cột A
QCVN 40-2011
Cột B
01Nhiệt độ0C454040
02pH8.8 – 106 – 95.5 – 9
03CODmg/l200 – 50075150
04BOD5mg/l80 – 2003050
05Tổng chất rắn lơ lửngmg/l229 -46150100
06Độ màuPt-Co100 – 25050150
07Dầu mỡmg/l1500 – 3200510
08Mức tiêu thụ nướcl/kg vải20 -30
Bảng 1. Mức độ ô nhiễm nước thải giặt là và tiêu chuẩn xử lý

3. Công nghệ xử lý nước thải giặt là

3.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải giặt là

sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giặt là
Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giặt là

3.2 Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải giặt là

Bể thu gom: Nước thải từ từ quá trình giặt là được thu gom và dẫn về bể thu gom. Tại bể thu gom nước được bơm lên bể điều hòa.

Bể điều hòa: giải quyết vấn đề ổn định lưu lượng và tính chất nước thải. Bể điều hòa thường được thiết kế thêm hệ thống thổi khí hoặc máy khuấy trộn nhằm xáo trộn dòng thải, oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ và tránh sự phát sinh vi khuẩn kị khí phân hủy gây mùi hôi thối. Đồng thời bể điều hòa cũng có vai trò là bể chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì. Nước được giữ lại với thời gian lưu đủ để xử lý 10% COD, 10% BOD. Nước thải sau khi đã được ổn định sẽ được bơm qua bể keo tụ – tạo bông.

Bể keo tụ tạo bông: Do nước thải tại trạm trộn bê-tông có chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng quá lớn, vì vậy cần có bể keo tụ tạo bông. Tại bể keo tụ – tạo bông, nước thải sẽ được hòa trộn với hóa chất keo tụ và trợ keo tụ, các hợp chất lơ lửng trong nước thải sẽ kết cụm lại với nhau tạo thành những hạt có kích thước lớn và dễ lắng hơn.

Đầu tiên nước thải được bơm vào ngăn khuấy trộn. Tại đây hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH được bổ sung vào tạo điều kiện cho quá trình keo tụ xảy ra. Motor cánh khuấy điều chỉnh ở tốc độ nhanh để hóa trộn đều hóa chất vào nước thải.

Nước thải tiếp đó được dẫn sang ngăn tạo bông. Tại đây, hệ thống châm hóa chất sẽ bổ sung hóa chất trợ keo tụ (polymer) để nâng cao hiệu quả keo tụ, motor cánh khuấy được điều chỉnh ở tốc độ thích hợp để quá trình tạo bông tiếp diễn, đồng thời tránh làm vỡ bông cặn. Nước thải cùng với bông cặn được dẫn vào bể lắng 2 để loại bỏ bông cặn.

Bể lắng 2: Tại đây các bông cặn lớn sẽ bị lắng theo trọng lực tách ra khỏi dòng chảy, nhằm loại bỏ cặn trong nước. Phần cặn lắng ở dưới đáy bể sẽ được đưa sang bể chứa bùn và xử lý định kỳ.

Bể trung gian: Bể trung gian có nhiệm vụ chứa nước sau bể lắng để bơm lên thiết bị lọc áp lực để loại bỏ chất rắn

Bể lọc áp lực: Ở bể lọc áp lực các hạt cặn còn xót lại trong quá trình xử lý sẽ bị giữ lại khi qua các lớp vật liệu lọc nhằm loại bỏ chúng ra khỏi dòng nước. Vật liệu lọc thường là cát thạch anh, than hoạt tính… Nước tiếp tục chảy sang bể khử trùng để loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh trong nước thải.

Bể khử trùng: Tại bể khử trùng ta châm chlorine theo liều lượng và nồng độ thích hợp nhằm xử lý các vi khuẩn có hại trong nước. Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Bể chứa bùn: Tại bể chứa bùn, Phần nước tràn được dẫn về bể đều hòa để tiếp tục xử lý. Bùn trong bể chứa sẽ được thu gom định kỳ và xử lý theo quy định.


công ty môi trường

“Trao cho bạn niềm tin & sự an toàn thân thiện”


CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ MÔI TRƯỜNG AN THÁI THỊNH


Ý kiến của bạn