xử lý nước thải dệt nhuộm

1. Tổng quan ngành dệt nhuộm

1.1 Công nghệ dệt nhuộm

Mỗi công đoạn của sơ đồ dây chuyền sản xuất chung đều có dòng vào và dòng ra. Dòng vào là các hóa chất được liệt kê tại mục 1.2 và dòng ra là nước thải có chứa các dung dịch hóa chất đã sử dụng ứng với từng công đoạn.

Thành phần tính chất của nước thải từ các dây chuyền trên được liệt kê tại mục 1.2

1.2 Nguồn phát sinh, thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm

  • Nước thải tẩy dệt có pH dao động từ 9-12, hàm lượng chất hữu cơ cao COD = 1000-3000mg/l.
  • SS có thể đạt đến 200mg/l và nồng độ này giảm dần ở cuối chu kỳ xả và dẫn.
  • Nước thải nhuộm không ổn định và đa dạng. Nước thải nhuộm thường chứa các gốc R-SO3Na, N-OH, R-Cl,… pH nước thải thay đổ từ 2-14, độ màu rất cao, hàm lượng COD thay đổi từ 80-1800mg/l.
Giai đoạnThành phần hóa chấtMục đích
1.Hồ sợiTăng cường lực cho sợi qua quá trình dệt
2. Phân trụcXác định lượng phẩm màu và các phụ gia
3. Làm bóng– Dung dịch kiềm NaOH có nồng độ từ 280-300g/l.
– Nhiệt độ 20 – 250C
Làm cho sợi Cotton trương nở, tăng kích thước các mao quản, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm.
4. Nấu tẩy (vải 2 thành phần)
-Cotton, Polyester, tẩy trắng
H2O2, NaOHPhá hủy các tạp chất xenluloza như peptin chứa Nito. pentoza,…
5. Nhuộm
(Polyester, Cotton)
– Polyester:phẩm phân tán, chất điều màu phân tán, chất điều chỉnh pH(3.5-4.5), chất ổn định pH
– Cotton: phẩm hoạt tính Na2SO4, Na2CO3, chất điều chỉnh màu.
Tạo màu sắc khác nhau của vải.
6. GiặtChất giặt: Vatanol,…Làm sạch vải, loại bỏ các tạp chất, mẫu nước nhuộm thừa,…
7. Công đoạn hoàn tấtHồ chống co, hồ mềmTạo vải có chất lượng tốt và đúng yêu cầu.
Thành phần và tính chất nước thải dệt nhuộm

1.3 Ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm đến môi trường

1.3.1 Ô nhiễm nước thải

Công nghiệp xử lý hóa học vật liệu dệt sử dụng rất nhiều nước và nhiều hóa chất, chất trơ (Texteli Auxiliaries) và thuốc nhuộm (Dyestuffs).

Mức độ gây ô nhiễm độc hại phụ thuộc vào chủng loại và số lượng sử dụng chúng và cả công nghệ áp dụng.

Có thể phân chia ra các chất thông thường sử dụng thành 3 nhóm chính:

  • Độc hại với vi sinh và cá.
  • Khó phân giải sinh học.
  • Ít độc hại và dễ phân hủy sinh học.

1.3.2 Các nhóm độc hại chịu ảnh hưởng từ nước thải dệt nhuộm

Nhóm thứ nhất: các chất độc hại với vi sinh và cá:

  • Xút, axit vô cơ như axit sulfuric (H2SO4).
  • Các chất cầm màu và dùng trong xử lý hoàn tất cuối cùng có chứa formandehit (HCHO) độc ở giai đoạn đầu sau đó bị phân giải.
  • Kim loại nặng (Cu, Cr, Zn,…).
  • Xút công nghiệp nếu sản xuất bằng điện cực thủy tinh.
  • Dung môi hữu cơ Clo hóa dùng để nhuộm polyester ở nhiệt độ 1000C.

Nhóm thứ hai: các chất khó phân giải sinh học:

  • Các chất giặt vòng thơm, mạch etylenoxit dài hoặc có cấu trúc mạch nhánh Ankyl.
  • Các polimer tổng hợp bao gồm các chất hồ hoàn tất, các chất hồ sợi dọc (sợi tổng hợp hay sợi pha) như PVA, Poliacrylat.
  • Phần lớn các chất nhũ hóa, các chất làm mềm, các chất tạo phức trong xử lý hóa học, tạp chất dầu khoáng, Silicon từ dầu kéo sợi được tách ra.

Nhóm thứ ba: các chất ít độc hại và có thể phân giải sinh học:

  • Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong so sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử lý trước.
  • Các chất dùng hồ sợi dọc trên cơ sở tinh bột không biến tính.
  • Các chất giặt với ankyl mạch thẳng – các chất tẩy rửa mềm.
  • Axit acetic (CH3COOH), axit formic (HCOOH) để điều chỉnh pH.

Muối trung tính (NaCl, Na2SO4) ở nồng độ thấp.

2. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

2.1 Tính chất nước thải dệt nhuộm trước xử lý

Các  thông số đặc trưng của nước thải: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD), …với nồng độ khá cao.

Chỉ tiêuĐơn vịGiá trị
pH5.5 – 5.9
COD mg/l900
BOD5mg/l400
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)mg/l800
Độ màuPt-Co500

2.2 Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

2.3 Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải từ các phân xưởng sản xuất của công ty theo hệ thống mương dẫn nội bộ đi qua song chắn rác thô vào Bể gom (các hạt rác sẽ bị song chắn rác thô giữ lại). Nước thải tại bể gom sau khi được tách các hạt rác có kích thước lớn sẽ được bơm qua bộ phận Máy tách rác tự động để tách các hạt rác có kích thước nhỏ. Hố thu được lắp hệ thống thổi khí nhằm giảm nhiệt. Tại đây nước thải được bơm qua thiết bị tách rác tự động. Sau khi qua thiết bị tách rác nước thải tự chảy sang Bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Từ bể điều hòa nước thải được bơm đến bể phản ứng.

Ở tại Bể phản ứng (đây là giai đoạn hóa lý 1), nước thải được điều chỉnh giá trị pH và được châm các loại hóa chất sau: phèn sắt (FeCl2), khử màu, axit sulfuric 60%, PAC, PAA để tiến hành phản ứng cho quá trình keo tụ tạo bông. Sau khi hoàn tất quá trình phản ứng nước thải tự chảy đến bể lắng 1.

Tại bể lắng 1 nước thải lẫn cặn sẽ được tách ra nhờ vào cấu tạo đáy phễu hình chop. Phần nước trong phía trên sau khi lắng tại bể lắng 1 được bổ sung thêm chất dinh dưỡng trước khi vào bể Aerotank, phần bùn lắng trong bể lắng 1 sẽ được dẫn tới bể phân hủy bùn.

Tại Bể Aerotank, nước thải, bùn hoạt tính, oxy được khuấy trộn nhờ quá trình thông khí liên tục.Trong bể Aerotank luôn có sự kiểm soát nhiệt độ và pH. Tại đây có bổ sung thêm dinh dưỡng cho bể hoạt động tốt đó là vi sinh và urê.

Nước thải sau một thời gian được thông khí trong bể Aerotank (các chất ô nhiễm đã được chuyển hóa thành sinh khối tế bào) tự chảy qua bể lắng 2.

Tại Bể lắng 2, bùn trong nước sẽ tự lắng xuống nhờ trọng lực. Phần nước sau khi lắng trong sẽ được chảy tràn qua máng răng cưa theo mương dẫn nước sang bể khuấy trộn hóa lý lần 2. Bùn lắng xuống ở bể lắng một phần được bơm hồi lưu bơm về bể Aerotank, một phần bùn dư được bơm sang bể phân hủy bùn (ngăn chứa bùn tại bể lắng 2 được thổi khí nhẹ để tránh hiện tượng kị khí xảy ra).

Tại bể khuấy 2 (đây là giai đoạn hóa lý 2) nước thải sẽ được cho thêm hóa chất: khử màu và PAA (anion) để tiến hành quá trình keo tụ tạo bông một lần nữa, nhằm xử lý triệt để làm giảm độ màu còn lại trong nước xuống bớt, cho nước đạt chất lượng tốt.

Tiếp theo nước được đưa qua bể lắng, tại đây phần nước trong nằm trên bề mặt bể lắng là nước đã được loại hầu hết tạp chất. Nước từ bể lắng này sẽ được chuyển qua bể kiểm tra nước sau lắng (bể chứa nước sau lắng).

Nước thải từ bể chứa sẽ được bơm qua hệ thống lọc áp lực nhằm tách triệt để lượng cặn còn lưu lại trong nước thải, tăng chất lượng nước trước khi xả thải ra môi trường tiếp nhận.

Bùn trong bể phân hủy bùn một phần tự phân hủy do quá trình sục khí gián đoạn ở đây. Phần còn lại, định kì được bơm bùn bơm về bể làm đặc bùn, sau đó được bơm bùn trục vít bơm sang máy ép bùn băng tải, bùn sẽ được ép khô và cho vào bao để đem đi chôn lấp, nếu bùn sau ép còn quá ướt thì sẽ đem ra sân phơi bùn để phơi. Sau khi phơi xong bùn cũng sẽ được cho vào bao và mang đi chôn lấp. Nước ép tách ra từ bùn ướt cho chảy về bể Aerotank.

Khí từ các máy thổi khí được cấp chủ yếu cho bể Aerotank và một phần được cấp cho bể điều hòa, bể phân hủy bùn.


“Trao cho bạn niềm tin & sự an toàn thân thiện”

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ MÔI TRƯỜNG AN THÁI THỊNH


Điểm: 4.7 (10 bình chọn)

Ý kiến của bạn